-->

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Theo thống kê trên trang web của Social Listening Buzzmetrics, trong ngày Black Friday 25/11/2016, lượng người mua sắm trực tuyến trên các trang thương mại điện tử vẫn thua xa so với mua hàng trực tiếp tại các trung tâm thương mại.




Theo các cuộc khảo sát của MM Corporation cho thấy, có tới 60% số người Việt Nam dùng Internet thừa nhận rằng đã từng mua sắm trực tuyến. Cụ thể hơn, trong số đó có tới 20% người dùng thương mai điện tử mua hàng trực tuyến ít nhất 1 lần mỗi tuần. Nếu tính ít nhất 2 lần trong một tháng thì tỷ lệ này là 70%.
Tuy con số rất ấn tượng nhưng dường như người dân Việt Nam vẫn chưa thực sự cảm thấy thích thú khi mua hàng trực tuyến.
Tổng số người mua sắm online trên mạng chỉ đạt 16.000 lượt, chiếm 38% lượng bán lẻ trong ngày Black Friday. Trong khi chỉ với 10 địa điểm mua hàng offline tốt nhất đã có 41 000 lượt mua hàng.
Sàn Thương mại điện tử Vật giá là một điển hình. Dù là một trong những địa chỉ mua sắm trực tuyến uy tín nhất trong nước với hơn 8.000 đơn đặt hàng, nhưng vẫn rất khiêm tốn nếu so với các hình thức bán lẻ truyền thống. Thậm chí, tổng tất cả lượng đơn đặt hàng của 4 sàn thương mại điện tử hàng đầu của Việt Nam là Shopee, Adayroi, Tiki cũng chỉ ngang với hội chợ Hello Weekend Market tổ chức trên phố Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Tp HCM.


Vì sao người Việt thích ra chợ hơn ngồi tại nhà mua sắm?

Một trong những nguyên nhân giải thích cho sự dè dặt, lo ngại của người tiêu dùng là giá sản phẩm ảo cùng các chương trình khuyến mãi tăng giá cao rồi giảm sâu.
Trong ngày hội Black Friday do cục TMĐT thuộc bộ Công thương tổ chức, có tới 600 khiếu nại về chất lượng các sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, số hàng hóa được niêm yết giá cao hơn giá chung trên thị trường chiếm 20%; phản ánh về chất lượng là 25%.
Trình độ của người dân ngày càng tăng, họ có thể biết rõ chính xác giá cả, nguồn gốc, chủng loại sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể bị phát hiện ra các chiêu trò khuyến mãi ảo.

Muốn khuyến khích thương mại điện tử, các doanh nghiệp cần xây dựng niềm tin và chất lượng dịch vụ cho người tiêu dùng. Chỉ cần cộng đồng người dùng tin tưởng, chất lượng dịch vụ sẽ được lan tỏa.
>> Xem thêm cách thanh toán hóa đơn thương mại điện tử nhanh chóng và thuận tiện

Một ví dụ minh họa cho sự thành công trong việc xây dựng lòng tin khách hàng là Tiki- trang Thương mại điện tử mua bán sách. Với kiểm soát từ xuất, nhập kho đến khâu giao hàng, Tiki đã tạo dựng một cộng đồng khách hàng là những người đam mê sách. Từ đó, dần dần phát triển thương hiểu, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, dịch vụ.
Muốn phát triển lâu dài trên thị trường, các doanh nghiệp thương mại điện tử cần xác định rõ niềm tin khách hàng là yếu tố cốt lõi đem lại thành công. Chắc chắn, chỉ có những DN nào xây dựng được niềm tin và chữ tín với cộng đồng người dùng mới có thể tồn tại trong thị trương cạnh tranh lớn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

>